Podcast Tập 3 – Tôi đã học cách kiểm soát được cảm xúc cá nhân của mình như thế nào?

Chia sẻ bài viết
5/5 - (2 bình chọn)

Học cách kiểm soát được cảm xúc cá nhân của mình

Hiểu một cách đơn giản thì tức là thức tỉnh tâm trí giúp tập trung làm việc hiệu quả và giải tỏa áp lực căng thẳng tối đa. Vậy thì làm thế nào để tự rèn luyện được hiệu quả và đúng phương pháp nhất. Theo tâm lý học hiện đại thì tức là tức tỉnh tâm trí.

Có thể nói đây là phương pháp phát triển năng lực hiệu quả đang được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng. Giúp bạn làm chủ suy nghĩ và tâm trí, tránh ngự được và phát triển được trí tuệ cảm xúc. Cân bằng được cuộc sống và hình thành sức mạnh nội lực vững tâm. Từ đó thì bạn sẽ tập trung làm việc hiệu quả, giải tỏa căng thẳng tối đa và hóa giải được mọi áp lực từ bên ngoài các bạn có thể tự rèn luyện với ba phương pháp đơn giản sau phương pháp thứ nhất là tập tư duy mở nếu ai đó không làm đúng ý bạn hay là làm những điều mà bạn không hài lòng hoặc là bạn phải chấp nhận cái thứ mà mình không hề muốn thì lúc này theo phản ứng thông thường bạn sẽ rất khó chịu phải không?

Từ hôm nay thì bất kì lúc nào bạn nhận ra suy nghĩ và cảm xúc của bạn đang chìm trong lối mòn tiêu cực thì hãy dừng lại và kiểm tra xem là điều gì đang diễn ra trong tâm trí của bạn nhá bạn hãy thử rèn sự tập trung tâm trí vào cái sự việc đang diễn ra ở thực tại. Dần bước ra khỏi lối mòn suy nghĩ cũ, tập thay đổi suy nghĩ của chính mình để phát triển trí tuệ cảm xúc bản thân, tư duy cởi mở đón nhận cái mới từ người khác, lẫn cởi mở về chính sự thay đổi tích cực hơn từ tâm trí của mình.

Chẳng hạn là bạn đảm nhận một chức trách là Protrack Oner của một dự án nhưng mà đồng nghiệp lại bất hợp tác trong công việc thì lúc này bạn sẽ vận dụng như thế nào? Trước tiên thì hãy nói chuyện nhẹ nhàng trực tiếp với nhau để loại bỏ những nghi ngờ và thấu hiểu nhau hơn. Luôn bám sát được vào mục tiêu của chính dự án mà bạn đang đàm phán Cần phải kiên nhẫn lắng nghe những chia sẻ và ý kiến của đồng nghiệp bạn nhá. Xem có những nào tốt hơn không? Thì có như vậy ấy mới hiểu rõ được về quan điểm, phong cách làm việc và cả tính cách, cảm xúc của họ nữa đồng thời nó cũng khiến họ cảm thấy được lắng nghe.

Và được tôn trọng hơn, giúp xóa dần cái thái độ bất hợp tác ban đầu đi. Và tất cả sẽ chỉ đều hướng về mục tiêu chung. Bạn phải giữ được tâm thế bình tĩnh và tránh xa mọi mâu thuẫn. Nên tạo nguồn năng lượng tích cực và giảm thiểu áp lực để đôi bên tránh rơi vào cảm giác tiêu cực. Dễ dẫn đến xung đột Bạn có thể luôn áp dụng tư duy mở, thay vì tư duy đóng để kìm tâm trí mình xuống và lắng nghe nhiều hơn. Sự cáu giận, cư xử thô lỗ chỉ càng làm tình trạng tồi tệ hơn thôi. Nên là cho nhau không gian riêng để xả stress, uống ngụm nước, ăn miếng bánh sẽ giúp lấy lại tinh thần tốt hơn đấy.

Nghề thì dễ đấy nhưng mà ứng biến vào thì sẽ hơi khó nha phương pháp thứ hai tập phản hồi có ý thức thay vì phản ứng vô thức phản ứng vô thức thường khuấy động cảm xúc tiêu cực như là nóng giận này ghen tức này phòng thủ tranh đấu hay thậm chí là cả nung nấu các hành động trả thù nguy hiểm nữa. Nói chung là nguy hiểm lắm. Phản ứng vô thức khiến cho bạn có xu hướng lời nói và hành động khiến cho người khác bị tổn thương. Và cũng khiến cho chính bạn phải hối tiếc về sau.

Bây giờ thì hãy thử làm ngược lại chỉ cần bạn chịu dừng lại và kiểm tra tâm trí mình sẽ tạo ra thời gian và không gian để hình thành các phản ứng đúng đắn. Sự tỉnh thức sẽ thấm nhuần tâm trí và cảm xúc của bạn. Kiềm chế được các suy nghĩ bốc đồng nóng vội. Từ đó thì sẽ giúp xây dựng được thói quen suy nghĩ kỹ trước khi hành động đó gọi là phản hồi có ý thức. Bây giờ mình lấy ví dụ nhá. Chẳng hạn như là khách hàng của bạn rất là vô lý đi. Yêu cầu sửa đi sửa lại bản thiết kế rồi cuối cùng lại chọn mẫu đầu tiên. Lúc này thì vì tốn rất nhiều công sức và thời gian thức khuya mấy đêm liền.

Bây giờ đổ sông đổ bể thì bạn sẽ thường có cảm xúc nóng giận. Khi mà không kiềm chế được bình tĩnh thì nhiều người đã lớn tiếng chửi khách hàng mà muôn đời là không được chửi khách. Dẫn đến hậu quả là khách hàng hủy hợp đồng. Mình rất là hiểu cảm xúc nóng giận này của các bạn Nhưng mà cái việc là bộc phát chửi khách hàng thì sẽ không giúp bạn lấy lại được công sức và thời gian bạn đã bỏ ra. Thậm chí là còn gây ra hậu quả trầm trọng hơn phải không nào? Giờ thì giá mà lúc đó bạn bình tĩnh dừng lại để tâm trí nó ổn định hơn thì kết quả có khi đã khác hơn rất nhiều rồi

Bạn sẽ nhận ra là có lẽ các cái mẫu thiết kế sau của mình nó tệ hơn nên khách hàng mới chọn lại mẫu đầu tiên. Bạn nên biết chấp nhận quyết định của khách hàng thì sẽ không còn cảm thấy nóng giận nữa. Nếu có thể thì bạn hãy nhẹ nhàng từ tốn. Lần sau anh chị xem xét kỹ mẫu thiết kế trước khi yêu cầu sửa. Để tránh mất thời gian đôi bên là được. Phương pháp thứ ba là tập xây dựng thói quen sống lành mạnh. Hãy tập bắt đầu ngày mới đúng cách để tâm trí và khởi đầu một ngày mới. Với một tâm thái tốt nhất sau khi thức giấc thì nên dành hai phút để tập trung vào hơi thở.

Đồng thời không suy nghĩ bất kỳ điều gì bạn nhá. Tâm thái thư giãn và tâm thế tốt sẽ giúp cho bạn đủ nội lực tinh thần để đối mặt với mọi khó khăn có thể xảy ra trong ngày. Và việc đầu tiên là ra khỏi giường. Cần phải nghỉ ngơi ngắn sau mỗi hai giờ làm việc Chúng ta cần nghỉ ngơi ngắn sau mỗi hai giờ làm việc căng thẳng. Vì não bộ của bạn cần được chỉ cần bỏ ra hai phút nhắm mắt và thư giãn là được rồi nè. Khi quay trở lại công việc, tâm trí của bạn sẽ tỉnh táo hơn, tư duy sẽ tốt hơn và hiệu suất làm việc cũng cao hơn hẳn. Nó lại còn nhanh hơn là làm việc liên tục ấy chứ

Trước một cuộc họp lớn hay là một buổi thuyết trình quan trọng thì hãy thử dành ra hai phút tĩnh tâm. Và hít thở thật sâu bạn nhá. Hai phút ngắn ngủi này sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng, sốc lại tinh thần và giữ được bình tĩnh, giảm bớt hồi hộp trong cuộc chiến sắp đến hãy gạt bỏ mọi căng thẳng áp lực và phiền muộn trước khi đi ngủ bạn nhá. Đây là cách quét sạch bộn bề ra khỏi tâm trí để bộ não nghỉ ngơi hoàn toàn. Sẵn sàng thức dậy tỉnh táo và minh mẫn trong ngày hôm sau. Bạn có thể dành ra khoảng mười phút trước khi đi ngủ để viết lại những muộn phiền và nhật kí. Ghi lại những điều bạn biết ơn, cách trút bớt phiền muộn vào trang giấy này giúp bạn đỡ nghĩ ngợi hơn khi đi ngủ đấy.

Bên cạnh đó thì tập trung vào hơi thở là một phương pháp tăng sự thư giãn và giảm muộn phiền hiệu quả. Hãy thở sâu, thở chậm bằng bụng nào, hít vào bốn giây giữ hơi thở bảy giây. Rồi thở ra trong tám giây bạn nhá. Nhiều chuyên gia cho biết tập trung vào hơi thở khiến tâm trí thoát ra khỏi các nỗi bận tâm khác đấy không phải ngẫu nhiên mà nâng cao hiệu suất công việc và giải tỏa căng thẳng hiệu quả đâu con người chúng ta chỉ có các quyết định và hành động đúng đắn nhất. Khi mà thân, tâm, trí, tĩnh như mặt nước.

Lúc ấy thì chúng ta mới có đủ thời gian và sự bình tĩnh. Có thể quan sát mọi thứ, rồi từ đó mới đưa ra được các quyết định đúng đắn một cầu thủ với cái đầu nóng rất khó để có thể sút bóng vào lưới. Nhưng với một cầu thủ có cái đầu lạnh thì mọi cú sút đều có thể trở thành mối đe dọa đến khung thành của đội bạn. Làm việc thông minh, hiệu quả và năng suất, vẫn tốt hơn là làm việc theo một cách bản năng. Hãy rèn hãy rèn luyện sự thức tỉnh tâm trí mỗi ngày để hỗ trợ tốt nhất cho hành trình phát triển sự nghiệp bản thân bạn nhá

Nghe video Podcast tại đây:

Chúc các bạn thành công!

Related Posts